
Lế tân tại Phước Sơn
Trước khi tìm đến với phần mềm Quản lý phòng khám đa khoa (Hemas) của TTSOFT, Phước Sơn cũng đã ứng dụng qua một phần mềm khác, tuy nhiên phần mềm này chỉ đáp ứng được khâu tiếp nhận bệnh nhân và thu tiền, không gắn kết được các bộ phận của phòng khám, và vấn đề chính là bộ phận bác sỹ vẫn phải viết tay và lưu trữ hồ sơ bệnh án bằng giấy tờ. Với mong muốn có được một hệ thống phần mềm quản lý tổng thể cho PKĐK, Phước Sơn đã tìm hiểu một số phần mềm, cuối cùng đã quyết định chọn phần mềm của TTSOFT.
Hệ thống phần mềm HEMAS (Health Management System) gồm nhiều phân hệ:
- Quản lý việc tiếp nhận và đăng ký bệnh nhân
- Quản lý việc thu tiền khám chữa bệnh
- Quản lý quá trình khám bệnh và ghi toa thuốc
- Quản lý việc thực hiện và ghi nhận các kết quả cận lâm sàng
- Quản lý hồ sơ , bệnh án
- Quản lý quầy thuốc
- Quản lý kho thuốc
- Kế toán
Những ngày đầu đưa phần mềm vào triển khai chính thức đã gặp không ít khó khăn, vì mọi người chưa quen với việc phải thao tác trên phần mềm. Tôi còn nhớ có một vị bác sỹ cũng đã có tuổi, trình độ chuyên môn của bác ấy là chuyên khoa 2 về khoa Ngoại tổng quát, tuổi bác ấy năm nay cũng đã ngoài 60. Ngày đầu triển khai phần mềm, bác cương quyết không chịu dùng, vì cho rằng phần mềm phức tạp và mất nhiều thời gian, ảnh hưởng tới việc chính của bác là khám bệnh.
Kẹt một điều, đây là hệ thống phần mềm quản lý tổng thể cho phòng khám đa khoa với quy trình xuyên suốt, kết nối giữa các bộ phận, từ khâu tiếp nhận bệnh nhân tới khâu thu tiền khám rồi tới khâu bác sỹ khám bệnh rồi khâu thực hiện các CLS - cận lâm sàng (Xét nghiệm, Siêu âm, X-quang, Nội soi,…) đến khâu cuối cùng là Quầy thuốc để cấp thuốc cho bệnh nhân.
Khâu tiếp nhận bệnh nhân và Thâu ngân đã xong, đến khâu khám bệnh, nếu bác không thực hiện việc khám bệnh và chỉ định CLS trên phần mềm thì bệnh nhân không thể làm tiếp các khâu tiếp theo như thực hiện CLS, và như vậy việc khám bệnh ở phòng khám sẽ bị đình trệ. Trong khi đó các phòng khám của bác sỹ khác đã hoạt động tốt và đi vào hoạt động. Thế là bác cũng đành phải dùng trong tâm trạng bị ép buộc và không thoải mái.
Đến ngày thứ hai, gặp tôi bác mới nói:
- Ngày xưa thời của bác thì làm gì có máy vi tính như bây giờ, máy vi tính mới có khoảng 20-30 năm trở lại đây, hơn nữa ở Việt Nam việc ứng dụng công nghệ thông tin vào ngành Y để phục vụ công tác chuyên môn thì gần như chưa phát triển, vì thế bác cũng không có nhiều cơ hội để tiếp xúc với máy tính, với phần mềm quản lý"
Nhìn cách bác gõ dữ liệu vào phần mêm với hai ngón tay trỏ, tôi cũng hơi sốt ruột nhưng cũng cảm thông cho bác. Đến cuối ngày thứ hai bác hỏi tôi, để có thể gõ phím được nhanh và biết sơ về vi tính văn phòng thì bác phải tham gia lớp học về tin học nào? Nghe xong câu hỏi của bác tôi xúc động và trả lời:
- Để đánh văn bản được nhanh thì bác chỉ cần tập gõ văn bản nhiều là được thôi ạ, vả lại phần mềm của bọn cháu cũng khá dễ dùng, bác dùng vài hôm là ổn thôi ạ
Sau một tuần được đưa vào sử dụng chính thức tại phòng khám, các bộ phận đã có sự phối hợp nhịp nhàng với nhau, mọi người cũng đã thành thạo các thao tác trên phần mềm. Tôi đến gặp bác và hỏi thăm, bác vui vẻ trả lời: bác đã dùng quen rồi, thao tác nhanh hơn, đúng là đưa phần mềm vào hỗ trợ thật hữu ích. Giờ đây mỗi lần khám bệnh cho bệnh nhân, bác không phải lật sổ tay khám bệnh ra tìm xem lại bệnh án cũ của bệnh nhân nữa, mà bác nhìn thấy ngay trên màn hình bệnh sử của bệnh nhân ở những lần khám trước, thấy được các kết quả CLS một cách trực quan sinh động với hình ảnh kèm theo và thấy được toa thuốc đã cho ở những lần khám trước…Bác lại nói vui tiếp giờ đây bác cho thuốc trên phần mềm và In ra toa, không phải viết toa thuốc bằng tay nguyệch ngoạc như trước, từ giờ sẽ không bị mang tiếng là chữ bác sỹ, tôi và bác nhìn nhau cười.
Giờ đây hệ thống đã vận hành nhịp nhàng và đi vào ổn định, hiện có khoảng 20 máy trạm đang dùng phần mềm và kết nối vào dữ liệu dùng chung đặt ở máy chủ, với cấu hình máy chủ: Dell PowerEdge 6650, CPU 2,5 GHZ(4 CPUs), RAM 3GB, HDD 63GB SCSI.
Mỗi ngày có khoảng 200-300 bệnh nhân đến khám tại phòng khám đa khoa Phước Sơn, người quản lý phòng khám vẫn nắm được tình hình hoạt động tại phòng khám dù đi bất cứ nơi đâu chỉ với chiếc máy tính có kết nối mạng internet.
Theo kế hoạch sắp tới Phước sơn sẽ đưa vào triển khai nốt phân hệ Kế toán, để đảm bảo hệ thống thông tin được toàn diện, thống nhất. Đây cũng là thế mạnh của phần mềm Hemas so với các phần mềm quản lý phòng khám khác trên thị trường, hầu như chưa có hệ thống phần mềm quản lý phòng khám nào có thể kết nối dữ liệu được với Kế toán để tạo thành hệ thống tổng thể.
Hiện tại, ngoài PKĐK Phước Sơn còn có Phòng khám Y học cổ truyền Hoàn Hảo cũng đang ứng dụng toàn bộ các phân hệ của Hemas vào quy trình khám bệnh. Bản thân tôi cũng như TTSOFT cảm thấy rất vui vì mình đã làm được việc gì đó giúp ích cho các phòng khám và cho cộng đồng. Hệ thống phần mềm Hemas đã trở thành công cụ đắc lực giúp cho các bác sỹ đưa ra chẩn đoán sau cùng cũng như kê toa thuốc cho bệnh nhân chính xác và hiệu quả.
Võ Minh Triết