|
||||||||||||||||
|
||||||||||||||||
|
||||||||||||||||
![]() “Một trong những kết quả rõ nét, thiết thực của quản trị tinh gọn và ứng dụng phần kế hoạch điều độ của Sewman là Minh Trí luôn chủ động ngày vào một mã hàng mới” – chị Nguyễn Hồng Hạnh- TGĐ cty TNHH Minh Trí.
“Xếp gạch” nhanh chóng Các kế hoạch hay “viên gạch” theo từ “chuyên môn” của các nhân viên kế hoạch ngành may, được trình bày dưới dạng lược đồ căn bản với chiều đứng là các tổ may và chiều ngang là thời gian theo ngày. Mỗi kế hoạch là một viên gạch kéo dài từ ngày bắt đầu đến ngày kết thúc.
Căn cứ vào năng lực đã khai báo sẵn, năng suất và mức kỹ năng ngầm định, kế hoạch được tự động tính toán ngày bắt đầu khả dụng và ngày kết thúc khả dụng kể từ ngày được chọn làm ngày bắt đầu. Tuy nhiên, các tham số có thể khai báo lại cho chính xác để có kế hoạch phù hợp nhất. Khi đã có kế hoạch sản xuất, gần đến ngày bắt đầu chúng ta chỉ việc duyệt và in Lệnh sản xuất để phát lệnh SX về cho các tổ may. Đồng thời lập các lệnh Yêu cầu cấp NPL, để chuẩn bị cho kho có căn cứ cấp phát NPL. “Chuyển gạch” dễ dàng Mọi kế hoạch đều có sự thay đổi. Tổ 8 làm chậm quá không kịp để bắt đầu làm kế hoạch tiếp theo. Phải chuyển sang tổ 5 làm ngay thôi. Vậy thì hãy chuột phải vào “viên gạch” chọn “Chuyển KHSX” sau đó chọn tổ may mới và thời gian tổ này có thể bắt đầu sản xuất. Toàn bộ nội dung của kế hoạch sẽ được chuyển sang tổ mới và các phiếu cấp phát NPL liên quan cũng được chuyển theo. “Thu ngắn – kéo dài” theo thực tế. Trong quá trình thực hiện kế hoạch có nhiều yếu tố dẫn đến việc không như kế hoạch. - Công nhân đi làm không đủ, phải san sẻ năng nhân lực đi làm các việc khác v.v… - Năng suất không đạt như mong muốn. - V.v… Đây là thực tế, và thực tế này cần được phản ảnh vào bảng kế hoạch, để chúng ta biết được chính xác tình hình “ cứ như thế này thì có kịp ngày giao hàng không”, và nếu không kịp thì phải điều chỉnh. Và Sewman sẽ hỗ trợ việc điều chỉnh kế hoạch rất thuận tiện. Kế hoạch được cập nhật trên bảng điều độ của Sewman theo quy trình như sau: - Ghi nhận sản lượng sản xuất hàng ngày và lấy đó làm căn cứ điều chỉnh số kế hoạch của những ngày đã sản xuất bằng với số lượng thực tế. Phần còn lại dàn kế hoạch theo như khai báo. - Hoặc điều chỉnh lại Năng suất lao động của cả tổ cho phù hợp với sản lượng thực tế - Hoặc cập nhật lại năng lực sản xuất thực tế của tổ do các lý do dẫn đến thiếu hụt nhân công. Như vậy, kế hoạch sẽ dài ra hay thu ngắn lại theo đúng thực tế phát sinh. Khi kết thúc kế hoạch ta có được thông tin xác thực với thực tế để từ đó tiếp tục đặt hoặc dịch chuyển những kế hoạch tiếp theo.
|
![]() |
|
© Copyright 2014-2023 by TTSOFT. All rights reserved | ![]() |